Câu cá Chẽm (Bài 4 - Những “túi khôn” của câu thủ phương Tây khi câu cá Chẽm

Jul 02, 2014 14:51:18

Túi 1: Khi săn mồi, tùy theo kích thước cơ thể mà mỗi con cá Chẽm đều có sở thích riêng về độ đục, trong của nước, lượng ánh sáng trong nước.

Túi 2: Cá Chẽm là loài cá dữ, chúng ăn thịt cả đồng loại của mình.Thường thì các con lớn sẽ ăn cá nhỏ hơn hoặc yếu hơn, đó là lý do tại sao cá Chẽm nhỏ thích bơi cùng nhau thành một nhóm. Cá Chẽm ăn mồi khi chúng đói. Mỗi khi đói mồi, chúng sẽ tấn công bất cứ vật gì tương tự như thực phẩm trong vùng nước mà chúng sinh sống. Ở nhiệt độ thích hợp, cá rất háu ăn, sẽ rất dễ bắt khi chúng đang lang thang cùng nhóm vì chúng sẽ tấn công bất kỳ loại mồi giả nào. Nhưng nếu chúng đi ăn lẻ thì sẽ khó mà câu được, lúc đó cần phải có những loại mồi rất độc để “trị” những con cá cẩn thận này.

Túi 3: Cá Chẽm lớn, nhỏ có trạng thái tâm lý săn mồi khác nhau. Khi nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, cá Chẽm lớn sẽ không tấn công mồi giả, do vậy, những người có kinh nghiệm thường chọn câu ở những thời điểm mà nhiệt độ nước thật ổn định.

Túi 4: Sau một trận mưa lớn trong đất liền, khó mà tìm thấy tôm, cua, cá và các loại động vật sinh sống trong môi trường nước mặn ven bờ. Mưa lớn làm cho thực vật đã phân hủy chảy tràn theo mưa gây khó chịu cho cá, nước thì có độ mặn thấp, lại bẩn nên cá sẽ không ăn mồi. Vậy làm thế nào để câu Chẽm trong  mùa mưa? Cá Chẽm là loài có thể sống được cả trong nước ngọt, nước lợ lẫn nước mặn vì thế sau mưa lớn, muốn bắt được cá lớn, hãy đi tìm Chẽm ở môi trường nước ngọt hoàn toàn như các mương dẫn nước, cống nước... Và để không mất thời gian vô ích, trước khi câu, phải chắc chắn rằng các mương dẫn nước đó thật sự là nước ngọt. Còn muốn câu Chẽm ở bờ biển hiệu quả vào mùa mưa thì phải chọn thời điểm mà trong suốt 24 giờ không có giọt mưa nào.

Túi 5: Cá Chẽm biển chỉ săn mồi khi mặt biển êm ả, gợn sóng nhẹ. Sống trong biển cả bao la, thoáng rộng, hiếm có điểm tựa để cho cá lưu trú lại nên cá Chẽm biển cũng có tập quán săn mồi khác với cá Chẽm sông, chẽm đầm. Vào những ngày nước êm, mặt biển phẳng lặng, cá Chẽm biển thường thích tấn công mồi bất ngờ từ chỗ nấp. Trong khi các loài cá khác như Trevally,Tarpon và Queenfish rất hay lén theo con mồi rồi tìm dịp cướp phá thì cá Chẽm lại không giỏi lén lút, chúng săn mồi bằng cách phục kích. Tuy nhiên, qui tắc này không phải bất di bất dịch, cá Chẽm vẫn có thể thay đổi thói quen, chúng sẽ bơi theo con mồi nếu gặp nước chảy mạnh; nước đục; nước sâu; và vào ban đêm.

Cá Chẽm nhỏ cũng đi tìm mồi khi nước trên bề mặt phẳng lặng. Khác với cá Chẽm lớn có màu sáng, cá chẽm nhỏ có màu khá sậm, chúng tìm đến và lưu lại ở những vũng trũng, những chỗ lõm sâu có chiều ngang vừa với kích thước cơ thể của chúng, đó là những nơi nằm trong khu vực nhiều hàu, đá, thuộc một phần của bờ biển. Mỗi ngày, chúng đều thực hiện 2 chuyến du ngoạn ngắn giữa khu nước nông và nước sâu. Khi biển êm, mặt biển phẳng lặng, chẽm nhỏ cướp mồi giả ở khu vực ranh giới giữa vùng sâu và vùng cạn. Cá lớn thì ngược lại, khi mặt biển chỉ lăn tăn, gợn sóng nhẹ, Chẽm lớn không đến khu nước nông mà lang thang kiếm ăn ở khu nước thoáng. Câu bằng mồi giả top-water để bắt Chẽm lớn. Thời gian câu tốt nhất là trước khi trời tối.

Túi 6: Đối với cá Chẽm sống ở sông và ở các nhánh sông con, khi mặt nước yên ả, cá Chẽm sẽ bắt đầu một cuộc săn đuổi bằng cách ẩn nấp ở các điểm như bóng cây, vách dốc , các cây gỗ mục, đập thủy điện, hố nước… và rình chờ con mồi. Cá Chẽm sẽ cướp mồi ở những nơi có nhiều bóng mát.

Khi nhiệt độ nước đạt mức ưa thích, cá sẽ hoạt động mạnh, chúng năng nổ dạo quanh từng nhóm, sẵn sàng lao đến bất kỳ loại mồi giả nào.

Túi 7: Chọn màu nước nào để câu? Cá Chẽm là loài ăn mồi khi đói, và phải ăn ngay bất kể loại nước nào. Tuy nhiên, để bắt được cá Chẽm có kích thước khá, bắt được nhiều, cần phải lưu ý một số điểm về màu nước như sau:

Nước có màu xanh blue –
Nếu hơi lăn tăn và có sóng nhẹ: Tuyệt; Nếu êm ả, mặt biển phẳng lì: Không

 

Nước có màu xanh lá (Green water with phytoplankton)
Nếu hơi lăn tăn và có sóng nhẹ: Tuyệt; Nếu êm ả, mặt biển phẳng lì: Không

 

 Nước có màu nâu không có vật chất nổi lơ lững –
Nếu hơi lăn tăn và có sóng nhẹ: Tuyệt; Nếu êm ả, mặt biển phẳng lì: Tuyệt

 

Nước có màu nâu sữa với quá nhiều nước ngọt: Không

 

Nước có màu xanh lá Inland -
Nếu hơi lăn tăn và có sóng nhẹ: Tuyệt; Nếu êm ả, mặt biển phẳng lì: Tuyệt

 

Màu nước Tanin (Tanin là chất tiết ra từ vỏ cây)–
Nếu hơi lăn tăn và có sóng nhẹ: Tuyệt; Nếu êm ả, mặt biển phẳng lì: Tuyệt

 

Nước có màu nâu với vật chất nổi lơ lửng: No

Ở khu nông, câu con nước đầu là sở thích của nhiều câu thủ gạo cội, tuy nhiên con nước đầu đôi khi cũng mang theo rất nhiều sóng, khiến những hạt cát thô, bùn và phù sa bị nước khuấy lên gây khó chịu không nhỏ.

Loại nước màu nâu rất tuyệt này là một điều bí mật của Brett

Nước màu nâu, trong nước không có nhiều vật nổi lơ lững là loại nước “tuyệt cú mèo”, đây là loại nước đã bị dòng chảy khuấy trộn lên vô số bùn và phù sa hạt mịn, phù sa và bùn trong màu nước nâu là điều  cần thiết, có nhiều cơ hội hơn để bắt cá Chẽm lớn trong loại nước này.

VietnamFishingReview

Bài viết liên quan
- Câu Cá chẽm – (Bài 1- Kiểu ta hay Tây đây)
-
Câu cá Chẽm (Bài 2- Cá Chẽm bên “Tây” có khác con Chẽm Việt Nam?)-
- Câu cá Chẽm (Bài 3 - Câu Chẽm kiểu “Tây”)