Tìm cá ở đâu trong sông sâu nước cả! (Phần 1)

Jul 29, 2013 03:02:41

Thật không dễ trả lời câu hỏi này ngay cả với những người dạn dày kinh nghiệm. Ở sông ngòi hay ao hồ có rất nhiều loài cá nước ngọt sinh sống. Cũng giống như mọi loài sinh vật sống trong hoang dã, cá thường có xu hướng ẩn náu ở những nơi an toàn, cư ngụ hoặc thăm thú những chỗ có nhiều thức ăn và lai vãng đến những nơi có thể giúp chúng thoát nhanh vào vùng nước sâu để lẫn tránh kẻ thù…Trong phạm vi bài viết này VFR xin gửi đến quí bạn đọc các cách nhận biết những nơi có cá ở ao hồ, sông, suối để xác định đâu là điểm câu lý tưởng.

Tìm cá ở ao, hồ
Ao hồ là nơi cư trú tuyệt vời cho các loài cá nước ngọt, ở đây có nhiều thức ăn và có nhiều dạng cấu trúc phù hợp cho cá ẩn náu. Hãy làm quen với các thuật từ về cấu trúc địa chất ở ao hồ như mũi đất, lạch nhỏ (giữa hai mô đất), lỗ hõm, đảo chìm, đập, các vật thể (nhân tạo hay tự nhiên) ngập nước, rong rêu và lau sậy. Cá thường sinh sống hoặc lui tới những khu vực này.

Vách đá và sườn dốc thoải xuống bãi ngầm

Mô phỏng dạng cấu trúc: vách đá
và sườn dốc thoải xuống bãi ngầm

Một vách đá thẳng đứng hoặc dải đất đi thẳng xuống vùng nước sâu không tạo ra nơi trú ẩn cho cá. Nơi đây, từng bước một, sẽ dẫn đến chỗ sâu hơn do đó không thu hút cá về sinh sống. Câu ở khu vực này cũng rất dễ bị đứt dây. Một vách đá có bãi ngầm bên dưới hoặc vách đá dốc dần về phía vùng nước sâu cũng không thu hút cá. Câu thủ nên tìm cá ở các khu vực đá vụn, đất lở nằm dưới nước và dựa vào vách, cá nước sâu có thể tìm đến để kiếm ăn hoặc sinh sản.

Đá cuội

Mô phỏng Cấu trúc đá cuội

Khu vực có đá cuội cũng là nơi cung cấp chỗ trú ẩn, thức ăn, nơi giao phối trong mùa sinh sản cho loài cá. Nếu đá cuội nằm ở khu nước sâu hoặc ranh giới dẫn đến khu nước sâu thì đó là điểm câu tuyệt vời. Quăng mồi ra cần cẩn thận, tránh va đập mạnh làm hư, thủng mồi câu.

Mũi đất

Mũi đất mở rộng ra từ bờ và dốc
dần xuống đi vào vùng nước

Mũi đất mở rộng ra từ bờ và dốc dần xuống, đi vào vùng nước sâu hơn là một điểm câu tuyệt diệu. Nhưng mũi đất mà không có sự mở rộng vào vùng nước sâu thì không nên câu. Hình trên mô phỏng những vị trí cá thường lui tới ở cấu trúc “ mũi đất”.

Vật thể trôi dạt theo chiều gió

Cá thường tụ ở những nơi này

Những ngày mát mẻ, nhiều gió thường thấy các vật thể như dây câu, rác, cá chết... trôi dạt trên mặt nước do gió đẩy nước bề mặt trôi quanh hồ mang theo các vật thể, kể cả thức ăn, phân bố cho các nơi. Tìm ra những sợi dây trôi bồng bềnh trên mặt nước sẽ tìm thấy cá. Những cơn gió mạnh đẩy cá nhỏ tới gần bờ và sự cướp mồi của cá lớn có thể xảy ra ở sát bờ. Đôi khi, những cơn gió thật mạnh góp phần làm cho chuyến câu có kết quả tốt, chúng khuấy động lên tất cả, từ loại thức ăn rất nhỏ đến các chú cá “khờ khạo”. Tuy vậy, câu ở những địa hình này khá phức tạp và nguy hiểm, tốt nhất là nên đi cùng với những người có kinh nghiệm.

Thảm rong

Thảm rong dưới đáy

Cá nhỏ rất thích đến nơi có những mảng rong để ẩn cư và tìm thức ăn nên cá lớn thường lui tới kiếm mồi. Hãy thả câu ở những nơi mà rong tạo thành một đường dẫn dẫn đến khu nước sâu (cá thường dựa vào “ lối đi” này để đến rồi quay lui ra); hoặc tìm nơi có nhiều rong chìm trong khu nước sâu, nước mở.

Gò đất chìm

Cấu trúc gò đất chìm

Mô đất chìm một phần hoặc hoàn toàn tạo ra một đường dốc dần xuống khu nước sâu hơn lluôn là khu vực thu hút cá nhỏ, và cá săn mồi vì thế cũng thường xuyên lai vãng. Nước và dòng chảy cũng lượn quanh hòn đảo nhỏ này, mang theo đủ loại thức ăn, từ thực vật thủy sinh nhỏ đến loài thủy sản trôi nổi trên mặt, điều này gây “cảm hứng” mạnh cho cá nhỏ và cá săn mồi.

Lỗ hõm

Cấu trúc lỗ hõm

Lỗ hõm là vũng nhỏ nằm thấp hơn so với các thành phần địa chất khác trong hồ. Nước ở trong lỗ thường rất mát nên thu hút được loài cá đáy vào những ngày nóng và mùa hè.

 “Open Water” (khu nước thoáng)

Cấu trúc khu nước thoáng

“Open water” là thuật từ dùng để chỉ một địa điểm, nơi mà nước không cạn, không có cỏ dại cũng như các thành phần tự nhiên - nhân tạo khác trong tầm mắt, cả ở trên và dưới nước. Điểm đó có thể ở trên một dòng sông hay một nhánh sông, cá nước sâu thường đi từ mặt bên này sang mặt bên kia để tìm thức ăn. Hoặc có thể ở trên một hố sâu, nơi cá nước sâu trú tạm khi thủy triều lên xuống. Dù là gì thì rất khó để bắt được cá ở những nơi này.

Thường vào cuối Thu, đầu Xuân, khắp mọi nơi đều rất ít thực vật thủy sinh, cá mồi sẽ đi lang thang để tìm kiếm sinh vật phù du. Những lúc này, thường thấy cá nhỏ trên mặt ở khu nước thoáng. Nếu thấy một đàn cá nhỏ, cược là có cá lớn đang rình rập bên dưới.

Các vật thể chìm

Cấu trúc các vật thể chìm

Gốc cây, cành cây, các khúc gỗ mới đốn và đá đều được xem là nơi ở của cá. Chúng cung cấp cho cá chổ ở, bóng mát và sự bảo vệ do vậy đây là những điểm câu rất tuyệt. Hãy luôn kiểm tra dây câu, nếu câu thuyền thì hết sức cẩn thận tránh đụng phải những chướng ngại vật này.  

Lily Pads

Cấu trúc "Lily Pads"

“ Lily pads” cũng là một loại thảm thực vật dưới đáy hồ. Côn trùng và các loài thủy sinh khác sống bên trên và xung quanh khu vực nàu. Nơi đây có sức quyến rũ rất mạnh đối với loài cá nhỏ, và cá nhỏ lại thu hút cá săn mồi lớn… Những mảng “Lily pads” đồ sộ có thể tạo ra bóng mát giúp cá trú nóng. Quăng mồi bên lề hoặc chỗ có khe hở nếu không sẽ bị vướng.

Bờ hồ thoai thoải

Cấu trúc thoai thoải

Giống như các loại cấu trúc nghiêng dần xuống vùng nước sâu, một bờ hồ thoai thoải là nơi cung ứng thức ăn (thực vật thủy sinh) cho cá, tạo đường cho cá đến và quay lại vùng nước sâu. Nơi đây rất thu hút cá. Nhưng một con dốc thoải dần xuống khu nước nông thì lại khác, không thu hút cá .

Bến cảng và cầu tàu là nơi chốn “ nương thân” của cá, đây vừa là bếp ăn, vừa là nhà ở, vừa là chốn dừng chân tránh nắng, nghỉ ngơi của cả cá lớn và cá nhỏ. 

“Inside Turns” và “Coves

Cấu trúc " Inside turns"

Một vách nhỏ cắt lẹm vào trong bờ mà tên tiếng Anh là "Inside turn". Nếu nước ở trong vách này nông thì đã có một nơi tuyệt vời để câu cá.

“ Coves” là một dạng khác của “‘Inside turn’ nhưng lớn hơn. Các loài cá nhỏ sẽ đi tuần tra quanh “Coves” để tìm thực vật thủy sinh và cá nhỏ hơn. Sáng sớm hoặc đêm khuya, cá săn mồi lớn đến đây phục sẳn từ trước.

Khu nước nông dọc hai bờ
Khu nước nông dọc theo hai bờ cung cấp nhiều thực phẩm do vậy cá cá nhỏ thường đến tìm thực vật thủy sinh còn các loài cá lớn hơn thì tìm cá nhỏ. Vào sáng sớm hay đêm khuya, cá săn mồi bơi vào vùng nước nông để săn lùng cá con. 

Lối ra – vào

Cấu trúc "Lối ra-vào"

Tất cả các hồ tự nhiên đều được nuôi dưỡng bởi một con sông hoặc một dòng suối do vậy chúng có “cửa” cho nước ra - vào. Bất cứ nơi nào có nước đến nước đi sẽ chứa nhiều thực phẩm và rất nhiều cá.

Lối đi bộ và cầu
Lối đi bộ rất gần hoặc chạy song song với cầu, bến tàu, đập ngăn bờ hoặc các công trình tương tự… Một đường đi bộ dọc theo cầu, được xây thấp hơn cầu sẽ giúp cho câu thủ sát với nước và an toàn hơn rất nhiều so với đứng câu trên cầu. Dạng cấu trúc này cũng giống như cầu cảng, rất thu hút cá lui tới.

VietnamFishingReview
( Theo takemefishing.org)

 * Đón đọc phần 2: Tìm cá ở sông, suối.