Cần câu Tre của người Nhật

Mar 08, 2013 04:06:11

Cần câu bằng tre không hề xa lạ với người Việt ta, nhưng dùng tre để làm ra những loại cần câu tinh xảo, chất lượng vô song, đầy cá tính, đậm bản sắc văn hóa thì hiện nay chỉ có thợ thủ công Nhật Bản mới làm được. Những chiếc cần tre của Nhật không chỉ là một sản phẩm thông thường, chúng hội tụ đủ mọi yếu tố: Chất lượng tuyệt hảo, nghệ thuật đỉnh cao và đậm nét văn hóa dân tộc.

Nhiều loại tre được sử dụng để làm cần câu.

Tonkin Cane là một trong những loại Tre mạnh nhất do chúng có mật độ sợi cao, rất thẳng, khoảng cách giữa các mắt phân bố tự nhiên và đều, lại dễ uốn nên được các nhà sản xuất cần câu ưa chuộng.

Tre Tonkin Cane

Loại tre Calcutta được cho là tốt hơn nhưng rất khó tìm. Chúng được trồng ở các khu vực dọc theo hai bờ sông Sui (Sui river), Trung Quốc.

Tre Calcutta

Tre Madake là một trong những loại tre phổ biến nhất ở Nhật Bản, được trồng ở phía nam khu Tohoku (bắc Nhật Bản). Chúng có độ dài 10-20 mét, đường kính 5-15 cm. Măng ăn được và đắng hơn các loài khác. Loại tre này được dùng làm phần ngọn của dòng cần Hera (một loại cần câu tay). Các cây tre cao nhất mới được chọn làm vật liệu để làm cần. Một cây tre có thể được dùng để làm cho nhiều cây cần do cần Hera chỉ dùng phần tre dài 6 feet (183cm) tính từ gốc, nên phần còn lại có thể dùng vào việc khác.

Tre Madake

Dù là làm từ loại tre nào thì cũng phải mất từ 80-100 giờ mới làm ra được một chiếc cần câu bằng tre (chưa tính khâu hoàn thiện).Thân tre được cắt thành nhiều đoạn rồi đưa đi hun nóng để làm mất hết nước tự nhiên trong tre. Sau khi thântre khô ráo, người thợ sẽ xẻ và chuốt tre theo hình tam giác. Một cần câu được ghép lại từ sáu thanh tam giác này thành 1 hình lục giác. Dùng bàn kẹp để giữ chặt các mảnh Tre này với nhau và đưa đi sấy khô lần nữa. Sau khi sấy khô xong, chúng được dán lại với nhau bằng keo và lại được giữ chặt bằng kẹp cho đến khi keo khô hẳn.Những khâu sau cùng là chà nhám bề mặt; gắn khoen và bát máy vào cần để giữ dây và máy câu.

Phải mất từ 80-100 giờ mới làm ra được một chiếc cần câu bằng tre

Qui trình quét sơn dầu (tạo lớp sơn Urushi ngoài cùng) mất 3 tháng. Tạo lớp sơn ngoài cho cần là một truyền thống có từ thời cổ đại, giúp cho bề mặt của Tre có thêm một lớp sơn. Do lớp này (lớp Urushi) rất mỏng, nên dù có uốn cong tre cũng không bị nứt. Ngoài ra, lớp Urushi còn giúp cho kết cấu của Tre vững chắc hơn.

Nghe có vẻ rất giản tiện nhưng tại sao qui trình này lại mất đến 3 tháng?

Không giống như cách quét lớp ngoài cho đồ dùng thông thường (như tô hay dĩa, phủ một hợp chất gồm sơn mài và sắt hydroxit), khi tạo lớp sơn phủ cho tre, các kỹ sư lành nghề phải quét từng lớp sơn thật mỏng, sau đó lại lau đi để loại bỏ phần sơn dư. Quá trình này được lặp đi lặp lại hàng ngày trong 3 tháng liền, cuối cùng cho ra một sản phẩm rất mỏng, dẻo dai, hoàn toàn không thấm nước, khả năng chịu nhiệt cao và rất bền.  Sơn Urushi không sử dụng dung môi hữu cơ nên chúng không tan chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Hoàn thành một qui trình với Urushi, cần câu sẽ có một lớp ngoài giống như thủy tinh vậy.Kỹ thuật có truyền thống lâu đời này luôn được sử dụng tại Nhật Bản, mang đến cho những chiếc cần câu bằng tre một vẻ đẹp hoàn hảo, tự nhiên.

Cần câu bằng tre hiệu KAGEROW làm hoán toàn bằng thủ công

 

Cần câu bằng tre hiệu YOSHIDA làm hoán toàn bằng thủ công

 

Các họa tiết tinh xảo đến từng chi tiết

 

Các họa tiết tinh xảo đến từng chi tiết


Cần câu tre chắc chắn không mạnh như cần Graphite nhưng nhẹ và linh hoạt hơn. Cần câu tre của Nhật cần rất nhiều công phu và sự chú tâm hơn cần Graphite. Chỉ riêng khâu làm thẳng thân cần tre, người ta phải mất gần một năm và hoàn toàn thủ công. Nên chúng có giá rất đắt cũng là điều dễ hiểu.

VietnamFishingReview

Các bài liên quan:
- Lịch sử phát triển của cần câu cá
- Chất liệu cần câu