“Nước lạnh” - Phương pháp phòng ngừa và cứu hộ

Dec 17, 2012 10:07:41

Nước lạnh” là nước có nhiệt độ dưới 70 độ F (khoảng 21 độ C. Tuy nhiên, điều này sẽ khác nhau trong từng trường hợp, từng hoàn cảnh cụ thể và điều kiện của người có liên quan.

Điều gì xảy ra trong nước lạnh?
Các vụ tai nạn gây tử vong khi chèo thuyền xảy ra trong “nước lạnh”. Khi cơ thể đột nhiên rơi vào “nước lạnh”, nguy hiểm đầu tiên đến từ trạng thái hoảng sợ và sốc của nạn nhân. Cú sốc ban đầu có thể đặt cơ thể vào tình cảnh căng thẳng nghiêm trọng. Một số trường hợp gây ra ngưng tim ngay lập tức.

Những người sống sót sau tai nạn đã báo cáo lại rằng: Ngay khi chạm vào nước, hơi thở của họ đã bị điều khiển. “ Khuôn mặt của bạn ở trong nước trong lúc bạn cố sức thở thì mọi thứ bạn hít vào là nước chứ không phải không khí”.

Hầu hết nạn nhân bị mất phương hướng sau khi ngâm “nước lạnh”. Các báo cáo chỉ rõ "phản ứng bất lực trong nước" chỉ có ba mươi giây hoặc nhiều hơn chút ít. Ngâm trong “nước lạnh” dù nhanh cũng làm các chi trở nên vô dụng. Bàn tay lúc đó không thể thắt chặt dây đai của áo phao, không thể nắm được dây cứu hộ ném ra… Chỉ trong vòng vài phút, lý trí có thể tê liệt.Và sau cùng, thân nhiệt sẽ hạ. Nếu không có cứu hộ sẽ bất tỉnh và mất mạng.  

Nên làm gì?
“Nước lạnh” lấy nhiệt của cơ thể nhanh hơn 32 lần so với không khí lạnh. Nếu bị rơi vào trong “nước lạnh”, mọi nỗ lực nên tập trung vào việc đưa nạn nhân ra khỏi nước càng nhanh càng tốt.

Người chèo thuyền trong những tháng “nước lạnh” nên có kỹ thuật cứu hộ và tự cứu mình. Hầu hết các tai nạn đều liên quan đến tàu thuyền nhỏ.

Cố bơi trong “ nước lạnh”  làm cho cơ thể mất nhiệt với một tốc độ nhanh hơn nhiều so với việc ở yên trong nước. Máu được bơm vào các chi và nhanh chóng bị làm lạnh. Rất ít người có thể bơi được 01 dặm trong nước 50 độ F. Nếu ở trong “nước lạnh”, bạn sẽ phải đối mặt với một lựa chọn quan trọng: “Phòng thủ” trong nước để bảo tồn nhiệt độ và chờ cứu hộ, hoặc cố gắng bơi đến nơi an toàn.

Nếu rơi vào “nước lạnh”, tránh hoảng loạn. Không khí bị mắc kẹt trong quần áo có thể giúp bạn. Cố bơi hoặc cố vẫy vùng làm gia tăng sự mất nhiệt và có thể rút ngắn thời gian sống 50%. Vùng mất nhiệt là đầu, cổ, nách, ngực và háng. Nếu nạn nhân là một nhóm người hãy đâu mặt với nhau để duy trì nhiệt độ cơ thể.

Chuẩn bị chu đáo khi đi thuyền trên nước lạnh. Kiểm tra dự báo thời tiết trước khi đi. Luôn luôn nói với ai đó về nơi bạn đang đi và khi nào trở lại. Mặc nhiều lớp quần áo mỏng. Và lưu ý rằng: Quần áo len bảo vệ bạn tốt nhất. Luôn luôn mặc áo phao đúng chuẩn khi ở trên thuyền.

Sơ cứu ban đầu cho nạn nhân rơi vàonước lạnh” cần lưu ý:
Điều trị mất thân nhiệt phụ thuộc vào điều kiện của từng người.

Nạn nhân mất thân nhiệt nhẹ chỉ có triệu chứng run rẩy và có thể nói chuyện thì chỉ cần bỏ lớp quần áo ướt và thay thế bằng quần áo hoặc chăn khô.

Trong trường hợp nặng hơn, khi nạn nhân chỉ còn một nữa ý thức, ngay lập tức thực hiện các bước sau:

- Đưa nạn nhân ra khỏi nước và vào nơi thật ấm.
- Chỉ cởi bỏ quần áo khi nạn nhân có chút ít cử động. Đừng xoa bóp các chi.
- Đặt đầu nạn nhân hơi thấp so với thân (trừ khi bị ói mửa) để máu dồn chảy đến não.
- Nếu thiết bị ứng cứu có sẵn, người phụ trách có thể sử dụng nó để ứng cứu.
- Ngay lập tức cố gắng làm ấm lại cơ thể nạn nhân. Nếu được, đặt nạn nhân vào trong bồn  tắm nước nóng ở nhiệt độ 105 độ F - 110 độ F. Quan trọng là để cho cánh tay và chân của nạn nhân tránh xa nước để ngăn chặn hiện tượng "After-drop”. “After-drop” xảy ra khi máu lạnh ở tay chân vào cơ thể làm giảm kết quả điều trị thân nhiệt thấp. “After-drop” có thể gây tử vong.
- Nếu bồn tắm không có sẵn, sử dụng khăn nóng, khăn ướt hoặc chăn trùm đầu, cổ, ngực, bẹn, và bụng của nạn nhân. Đừng làm ấm cánh tay hoặc chân.
- Nếu không có gì khác, người cứu hộ có thể dùng chính cơ thể mình để làm ấm nạn nhân.
- Đừng bao giờ cho nạn nhân uống rượu để làm tăng thân nhiệt.       

Lưu ý quan trọng:
Hầu hết những người bị rơi vào nước lạnh "gần" chết chìm  đều có các triệu chứng như sau:

- Da tím tái.
- Không có hơi thở.
- Không có mạch rõ ràng hoặc nhịp tim
- Đồng tử hoàn toàn giãn ra.

Những triệu chứng này không luôn luôn có nghĩa là nạn nhân đã chết. Đó có thể là cách cơ thể họ tìm kiếm cơ hội sống sót cho mình, như cách giải thích của các nhà khoa học, gọi là “phản xạ” của động vật có vú. “Phản xạ” này được thể hiện rõ nhất trong các loài động vật biển như cá voi, hải cẩu hoặc cá heo. “Phản xạ” làm máu chuyển từ cánh tay, chân đến lưu thông ở não, tim và phổi (tỷ lệ 6-8 nhịp/phút, trong một số trường hợp). Động vật biển có vú đã phát triển khả năng này để có thể sống dưới nước trong thời gian dài (trên 30 phút ở một số loài) mà không tổn thương não hoặc cơ thể.

Các yếu tố giúp tăng cường khả năng “phản xạ” cho con người:

- Nhiệt độ nước: 70 độ F hoặc lạnh hơn.
- Tuổi: Tuổi nạn nhân càng trẻ, càng có khả năng “phản xạ”.
- Ngâm mặt trong nước: Cách thức cần thiết để kích thích “phản xạ”.

“Phản xạ” là một cơ chế bảo vệ cho con người khi bị ngâm trong “nước lạnh” nhưng nó có thể gây nhầm lẫn cho người cứu hộ rằng nạn nhân đã chết. Những nỗ lực hồi sức cho các nạn nhân nên được bắt đầu ngay lập tức. Hãy nhớ rằng, nhiều trẻ em đã được đưa lên từ nước lạnh sau 30 phút vẫn sống lại.

Thời gian dự kiến sẽ sống sót trong nước lạnh: 

Nhiệt độ nước

Thời gian kiệt sức hay bất tỉnh

Thời gian sống sót

70-80° F 
(21-27° C)

3-12 giờ

3 Giờ

60-70° F 
(16-21° C)

2-7 giờ

2-40 Giờ

50-60° F 
(10-16° C)

1-2 giờ

1-6 Giờ

40-50° F 
(4-10° C) 

30-60 phút

1-3 Giờ

32.5-40° F 
(0-44° C) 

15-30 phút

30-90 Phút

<32° F 
(<0° C) 

Dưới  15 phút

Dưới 15-45 Phút

VFR
(Nguồn: www.forciersguideservice.com)